Bạn thường xuên bắt gặp những dòng chữ quen thuộc: “Trân trọng báo tin lễ Thành hôn của con chúng tôi”, “Sự hiện diện của … là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi”… trong các mẫu thiệp cưới đẹp nhưng đầy nhàm chán? Bạn đang trông chờ điều gì đó khác biệt hơn? Đối với một số chi tiết thuộc về truyền thống bất di bất dịch, bạn không thể thay đổi thì còn lại bạn có thể phá cách để có tấm thiệp cưới đúng nghĩa là của riêng bạn.
Lời khuyên các cặp đôi thường nhận được là: “Đám cưới của riêng bạn nên cứ làm tất cả những gì bạn muốn”, nghĩa là bạn sẽ tự mình quyết định mọi thứ sao cho thoải mái và “là chính mình” nhất.
Tuy nhiên, có 2 chi tiết bạn nên nhớ khi bắt tay vào soạn nội dung thiệp cưới:
Bạn có thể chọn mẫu ghi thiệp cưới như sau:
Trân trọng kính mời: …
Vui lòng đến dự buổi tiệc rượu chung vui cùng gia đình chúng tôi tại: …
(nhằm ngày … âm lịch)
Sự hiện diện của … là niềm vinh hạnh cho gia đình chúng tôi
Đón khách: …
Khai tiệc: …
Kính mời.
Ông bà: … (tên thánh nếu có)
Ông bà: … (tên thánh nếu có)
Trân trọng báo tin Lễ Thành Hôn của con chúng tôi.
Sự gì Thiên Chúa đã tác hợp, loài người không được phép phân ly. (Nếu cặp đôi theo đạo Công Giáo)
Đây là khuôn mẫu thường thấy trong cách ghi thiệp cưới ở Việt Nam. Bạn hoàn toàn có thể tự do sáng tạo (trong mức cho phép) để mang một làn gió mới cho tấm thiệp cưới – ấn tượng đầu tiên về đám cưới của mình.
Lời khuyên của Marry là nên dựa trên những câu chữ cơ bản và điều chỉnh theo ý thích để thoát khỏi sự tẻ nhạt thường thấy. Đây là một số cách viết thiệp cưới mới mẻ bạn có thể tham khảo:
Bạn có thể thêm bản đồ chỉ dẫn để khách mời dễ dàng tìm được địa điểm tổ chức cưới
Thiệp nhà trai và nhà gái thường nên được in riêng, nếu người mời là bố mẹ thì phần người đứng tên mời ghi tên bố mẹ, nếu người mời là cô dâu chú rể thì phần người đứng tên mời là cô dâu chú rể.
Thiệp nhà trai: Tên bố mẹ chú rể đứng trước, vị trí tên cô dâu chú rể thì tên chú rể đứng trước. Ví dụ: Về nhà trai lúc 10h: “Hôn lễ tổ chức vào hồi 10h00 tại …”
Thiệp nhà gái: Tên bố mẹ cô dâu đứng trước, chỗ tên cô dâu chú rể thì tên cô dâu đứng trước. Giờ nhà trai đến đón dâu là 8h thì có thể ghi: “Hôn lễ tổ chức vào hồi 8h00 tại…”
Bên cạnh đó, việc phân nhóm khách mời cẩn thận cũng sẽ giúp tiết kiệm thời gian và giữ đúng lễ nghĩa khi ghi thiệp cưới. Thông thường khách mời của bạn sẽ đến từ rất nhiều mối quan hệ: Người thân (lớn tuổi), họ hàng, hàng xóm, bạn bè, đồng nghiệp… Bạn có thể tham khảo mẫu viết thiệp cưới sau:
Với những khách mời chưa có gia đình: Thiệp cưới bên ngoài nên ghi tên, bên trong có ghi tên người được mời và kèm theo. (Ví dụ: Thân mời A và người thương), nên ghi rõ tên bên trong thiệp để tăng thêm tính thân thiết, tránh ghi chung chung theo kiểu “mời bạn và người thương”.
Với những khách mời đã có gia đình và lớn tuổi hơn: Bạn chỉ nên ghi tên người mời bên ngoài, bên trong sẽ ghi chi tiết mời anh chị A và hai cháu/ mời anh chị A. Tránh ghi “mời gia đình anh A” bên ngoài thiệp vì có thể một số người khó tính sẽ cho như thế là không lễ phép.
Với những khách mời là họ hàng, hàng xóm lớn tuổi: Nên để cha, mẹ mời vì ngang vai vế với cha mẹ. Nếu cha mẹ đã mất thì có thể nhờ anh chị lớn tuổi hơn mời hoặc nếu không có anh chị em mà mình phải đứng tên mời thì bên ngoài ghi “Kính mời bác A/cô B…” còn bên trong ghi rõ “Kính mời hai bác và gia đình/Kính mời hai bác và anh chị…”. Nên nhớ người lớn tuổi sẽ rất khó tính trong từng câu chữ, đừng để một vài sơ sót nhỏ của bạn làm mất lòng những vị khách mời này.
Ngoài ra, hầu hết mọi người đều khuyên rằng nên ghi tên cha mẹ dù còn sống hay đã mất, vì cha mẹ là đấng sinh thành ra mình. Hành động này như lời cảm ơn đến công dưỡng dục sinh thành để con được hạnh phúc như ngày hôm nay.
Đặc biệt, khi ghi tên cha mẹ đã mất thì người nhận được thiệp cưới sẽ hiểu được hoàn cảnh thực tế, tránh có những thắc mắc, nghi vấn tại sao lại để trống hoặc tên người đại diện lại là một người khác. Cách ghi tên cha mẹ đã mất vào thiệp cưới như sau: Ghi đầy đủ tên cha mẹ và phía dưới có thể đóng mở ngoặc “Đã mất”, “Cố phụ”, “Cố mẫu” hoặc “Song đường quá vãng”…
Một biện pháp ghi thiệp cưới khác cho trường hợp này là ghi tên người đỡ đầu, tức là người chủ hôn. Tục ngữ có câu “quyền huynh thế phụ”, nếu cha mất có thể ghi tên anh trai (nếu có) với đại diện là “huynh trưởng”. Người làm chủ hôn, thay thế cho bố mẹ có thể là anh chị ruột hoặc cô, dì, chú bác trong gia đình. Nếu chọn cách ghi này, trong thiệp mời sẽ là: “Trân trọng báo tin lễ tân hôn (vu quy) của “em chúng tôi” hoặc “cháu chúng tôi””.
Khi chuẩn bị cưới bạn nhớ đầu tư vào cách ghi thiệp cưới – tấm thiệp hồng mang lời báo hỉ đến những vị khách quý. Chúc các cặp đôi có được thiệp cưới ưng ý, không chỉ đẹp mà còn thật đúng với lễ nghĩa và mang đầy đủ thông điệp của cả hai dành cho người thân yêu.